Rượu sake được xem là một loại rượu truyền thống của xứ sở hoa anh đào và trở thành là một nét văn hóa đặc trưng của nước Nhật. Ngày nay, nhờ sự thông thương hàng hóa, rượu sake không chỉ gói gọn trong lãnh thổ Nhật Bản mà ngày càng được ưa chuộng trên toàn thế giới. Vậy uống rượu sake có tốt không?
Rượu sake còn được gọi là rượu gạo Nhật Bản. Mặc dù được gọi là rượu nhưng rượu sake được sản xuất theo quy trình tương tự quy trình sản xuất bia hơn so với quy trình sản xuất rượu. Rượu sake được làm từ gạo, theo đó tinh bột từ gạo sẽ được chuyển hóa thành đường, sau đó lên men thành rượu.
Sake là loại rượu ra đời ở Nhật Bản từ thời xa xưa, nhưng các kỹ thuật sản xuất rượu sake hiện đại bắt đầu được phát triển từ thế kỷ 14 bởi các nhà sư ở những ngôi đền gần Nara, Kyoto và Osaka.
Gần đây, rượu sake Nhật Bản đã dần dần trở nên phổ biến trên toàn cầu. Các nhà máy sản xuất rượu sake có thể được tìm thấy ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Úc, cũng như các khu vực khác trên khắp châu Á. Tuy rượu sake là “thức uống quốc gia” của Nhật Bản, nhưng sản lượng rượu của Nhật Bản đã bắt đầu suy giảm kể từ những năm 1970.
Một lượng rượu sake 100gr chứa:
Ngoài ra, rượu sake còn chứa một lượng nhỏ selen, phốt pho, đồng, canxi, kẽm và kali.
Một số bài báo cho rằng uống rượu sake rất có lợi cho chất lượng giấc ngủ và làn da, ngoài ra loại đồ uống này còn có đặc tính chống viêm cho những người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, những bài báo này được đăng dựa trên các nghiên cứu thực hiện trên men rượu sake - một loại thực phẩm bổ sung không chứa cồn, chứ không phải rượu sake. Vì vậy, cần thêm nhiều nghiên cứu hơn về lợi ích sức khỏe của rượu sake.
Một số lợi ích được ghi nhận của rượu sake bao gồm:
Trong rượu sake có chứa một loại vi khuẩn sống trong axit lactic được gọi là lactobacillus. Lactobacillus là một chế phẩm sinh học có thể giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy do vi khuẩn có hại hoặc tiêu chảy do sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên thật không may, rượu sake ngày nay lại chứa ít axit lactic hơn nhiều so với trước đây. Axit lactic hiện chủ yếu được tìm thấy trong rượu samhaeju - rượu gạo truyền thống của Hàn Quốc, nhiều hơn là rượu sake.
Điều này được giải thích là do quá trình lên men rượu sake đã được công nghiệp hóa bởi các nhà sản xuất bia Nhật Bản vào đầu thế kỷ 20, sự góp mặt của vi khuẩn đóng một vai trò nhỏ hơn nhiều trong quy trình sản xuất hiện đại.
Uống rượu với số lượng vừa phải có thể tốt cho sức khỏe của người dùng: uống trung bình 1 ly nhỏ mỗi ngày đối với phụ nữ và 1-2 ly đối với nam giới.
Một nghiên cứu về tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân ở nam giới và phụ nữ Nhật Bản đã phát hiện ra rằng uống rượu vừa phải sẽ làm giảm đáng kể một số như bệnh ung thư và bệnh tim. Phụ nữ được hưởng lợi nhiều hơn đối với sức khỏe tim mạch và nam giới được hưởng lợi nhiều hơn đối với nguy cơ ung thư. Bên cạnh đó, uống rượu vừa phải cũng giúp giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ, nhưng lại không ảnh hưởng đến các loại đột quỵ khác. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tỷ lệ mắc tất cả các loại đột quỵ đều tăng ở những người nghiện rượu nặng. Những người uống rượu ít đến vừa phải cũng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Những người mắc bệnh tiểu đường uống một lượng nhỏ rượu sake có thể có nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến bệnh tim thấp hơn. Cần nhấn mạnh rằng lợi ích chỉ áp dụng cho những người uống rượu vừa phải với liều lượng như trên.
Ngoài ra, cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn để xác minh những lợi ích từ việc uống rượu sake vừa phải với các loại bệnh tật. Không có chuyên gia nào khuyến khích những người không uống rượu nên bắt đầu uống rượu vì lợi ích sức khỏe của họ. Trên thực tế, có nhiều lợi ích tốt hơn khi lựa chọn lối sống lành mạnh nói không với rượu bia.
4. Nhược điểm của rượu Sake
Uống bất kỳ loại rượu nào cũng không tránh khỏi rủi ro, vì vậy cần thận trọng hoặc tránh sử dụng rượu sake trong những trường hợp như:
Một số rủi ro cũng được đề cập khi sử dụng rượu nói chung:
Uống rượu khi mang thai làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu cũng như rối loạn hội chứng nghiện rượu ở thai nhi (FASDs).
Rượu có thể làm cho một số loại thuốc mất tác dụng hoặc biến thành chất độc hại. Sự kết hợp giữa rượu và thuốc cũng có thể khiến người bệnh bị buồn nôn, buồn ngủ hoặc mất phối hợp. Các biến chứng nghiêm trọng hơn bao gồm các vấn đề về hô hấp, xuất huyết nội hoặc các vấn đề về tim.
Phụ nữ đặc biệt dễ bị tăng nguy cơ ung thư liên quan đến uống rượu. Việc uống rượu không điều độ làm tăng nguy cơ mắc tất cả các bệnh ung thư liên quan đến rượu (bao gồm ung thư ruột kết, khoang miệng, cổ họng, gan và thực quản) đặc biệt là ung thư vú. Bổ sung folate có thể giúp giảm nguy cơ do những người uống rượu thường bị giảm axit folic.
Cả nam giới và phụ nữ uống rượu sake đều bị tăng nguy cơ ung thư biểu mô đường niệu trên - một loại ung thư niệu đạo. Một khẩu phần rượu sake điển hình chứa khoảng 23g cồn, tuy nhiên lượng cồn này đã vượt quá ngưỡng nguy cơ ung thư biểu mô đường niệu trên (15g cồn/ngày).
Việc tiêu thụ quá nhiều bất kỳ loại rượu nào cũng mang lại một số rủi ro cho sức khỏe. Ngoài nguy cơ mắc bệnh ung thư, những người nghiện rượu nặng có thể mắc những bệnh sau:
Rượu sake có thể tốt nếu như được uống với một lượng vừa phải. Vì thế, dựa vào tình trạng sức khỏe, sự kiểm soát của bản thân mà bạn có thể sử dụng loại rượu này với lượng thích hợp.